Cáp thép, cáp cẩu là bộ phận quan trọng của tất cả các thiết bị nâng. Cáp thép cần phải có cấu tại đặc biệt đê có thể chịu được những lực kéo lớn; đồng thời thỏa mãn một số yêu cầu trong công việc. Chúng tôi xin giới thiệu về cấu tạo của dây cáp thép, và các loại cáp thép khác nhau
Nguồn gốc:
Dây cáp thép được kỹ sư Wilhel Albert phát minh vào khoảng năm 1831 đến 1834 để phục vụ công việc khai thác mỏ của mình. Nhờ phát minh của ông mà năng suất lao động đã được cải tiến nhiều. Sau này, cáp thép không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực khai thác hầm mỏ; mà còn được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác.
Cấu tạo dây cáp thép
Cấu tạo dây cáp thép được chế tạo từ những sợi thép các bon tốt bằng công nghệ kéo nguội. Sợi thép có đường kính từ 0,5 đến 2-3mm và được bện thành cáp bằng các thiết bị chuyên dùng.
Để chống rỉ, người ta tráng lớp kẽm lên sợi thép gọi là cáp thép mạ kẽm.
Xem thêm: Tổng hợp các ứng dụng của dây cáp thép trong cuộc sống
Phân loại
Theo phương pháp sử dụng, người ta chia thành 2 loại: Cáp động và cáp tĩnh.
- Cáp động là loại cáp dùng chủ yếu trong nâng hạ.
- Ngược lại, cáp tĩnh là loại cáp luôn làm việc trong trạng thái kéo tĩnh.
Theo tiết diện, người ta phân chia cáp thép thành 3 loại: Hình 6 cạnh, hình tròn và hình cánh hoa.
- Hình 6 cạnh: Các sợi cáp cùng được kính được bện 1 lần với cùng bước xoắn; sợi này lọt vào khe sợi kia. Loại cáp này có nhược điểm cứng, khó uốn nên ít được sử dụng.
- Hình tròn: Các sợi cáp có cùng đường kính, bện cùng 1 chiều xoắn; giữa các lớp lại có bước xoắn khác nhau, giữa các sợi có khe hở lớn. Loại cáp này có ưu điểm mềm hơn loại 6 cạnh, dễ uốn nhưng lại bị dễ tự lỏng các sợi thép.
- Hình cánh hoa: Các sợi được bện qua nhiều bước, đầu tiên dùng các sợi thép bện thành các tao cáp; sau đó các tao cáp được bện thành sợi cáp có tiết diện như hình cánh hoa quanh lõi sợi thép.
Theo chiều bện
Theo chiều bện cáp có 2 loại: cáp bện xuôi và cáp bện chéo (cáp chống xoắn)
- Cáp bện xuôi: Chiều bện của sợi thép trong tao cáp cùng chiều với chiệu bện của tao cáp. Loại cáp này mềm, dễ uốn nhưng dễ tự lỏng các sợi cáp
- Cáp bện chéo: Chiều bện của sợi thép trong tao cáp ngược chiều với chiều bện của tao cáp. Loại này có ưu điểm là lực đàn hổi theo hai hướng ngược chiều nhau nên cáp ít bị vặn, khó tự lỏng ra nên có khẳ năng chống xoắn cáp. Loại cáp này thì có nhược điểm là khá cứng, khó uốn.
Với cáp thép, cách bện cáp có ảnh hưởng rất lớn đến độ mềm và độ bền mòn của cáp. Do đó khi mua sử dụng cáp thép cần phải lựa chọn phù hợp.