Sự phát triển của công nghệ cũng làm cho những sản phẩm chất lượng nhất được ra đời, phục vụ người tiêu dùng trong đó có mạ kẽm điện phân. Phương pháp mạ kẽm này không chỉ đem lại khả năng bảo vệ kim loại vượt trội mà cùng với đó còn đem lại tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển như hiện nay. Vậy phương pháp mạ kẽm này có những ưu nhược điểm nào bạn đã biết chưa?
Mạ kẽm điện phân là gì?
Xi mạ kẽm hay mạ kẽm điện phân là quá trình bảo vệ vật liệu kim loại bằng hình thức mạ cho chúng một lớp ngoài bằng kim loại. Nhằm mục đích gia tăng độ bền, chống han gỉ; tạo nên tính thẩm mỹ và kéo dài thời gian sử dụng của vật liệu
Mạ điện phân là quá trình phun hóa chất mạ trực tiếp lên sản phẩm và thường có giá thành rẻ hơn mạ kẽm nhúng nóng.
Ưu nhược điểm của phương pháp mạ kẽm điện phân
Ưu điểm:
- Do bề mặt sản phẩm được phun trực tiếp hóa chất xi mạ nên mạ điện thường có độ bám cao; bề mặt sáng và độ trơn láng tương đối tốt.
- Vì không phải nhúng toàn bộ sản phẩm vào bể dung dịch trong nhiệt độ cao; nhất là sản phẩm ống thép hay các vật liệu xây dựng. Do đó sẽ khiến vật liệu không bị biến dạng quá nhiều; tránh được ảnh hưởng về chất lượng.
- Quá trình mạ điện phân thường diễn ra nhanh, giá thành rẻ. Nên sử dụng phương pháp mạ này với các vật liệu không yêu cầu mạ toàn bộ cả trong lẫn ngoài để tiết kiệm thời gian
Nhược điểm:
- Chỉ được phun trực tiếp hóa chất lên bề mặt. Nên các sản phẩm có kích thước lớn như ống thép hay ống hộp sẽ không mạ được hết toàn bộ vị trí.
- Ngoài ra việc kiểm soát độ dày của lớp mạ cũng không được tuyệt đối nên khả năng bảo vệ của chúng là không cao. Người tiêu dùng thường sử dụng một lớp sơn bên ngoài để tăng khả năng bảo vệ bề mặt của sản phẩm. Trung bình lớp mạ điện phân có độ dày từ 15 – 20 micromet.
Có nên lựa chọn phương pháp mạ kẽm này không?
Vì vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như trên thì liệu ta có nên lựa chọn phương pháp mạ kẽm điện phân hay không? Như vừa nói ở trên, ưu điểm của mạ điện phân chính là việc bảo toàn nguyên vẹn tính chất của sản phẩm; hoặc không làm chúng biến dạng. Do vậy bạn hãy sử dụng phương pháp mạ này với những chi tiết; vật liệu không quan trọng như đinh, ốc, vít,… .Vì chúng có kích thước nhỏ; lớp mạ dễ bao phủ toàn bộ nên việc bảo vệ cũng tốt hơn.
Xem thêm:
- Phương pháp mạ điện là gì? Ưu nhược điểm của mạ điện bề mặt kim loại
- Lợi ích khi mạ kẽm nhúng nóng các chi tiết kim loại
Trên đây là những ưu nhược điểm của phương pháp mạ kẽm điện phân. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về phương pháp này. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với Cáp thép Á Đông để được hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất nhé.