Các lỗi thường gặp khi mạ kẽm nhúng nóng

Các lỗi thường gặp khi mạ kẽm nhúng nóng bạn cần biết

Mạ kẽm nhúng nóng là một phương pháp xi mạ phổ biến nhất hiện nay. Nó được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong sản xuất cơ khí. Tuy nhiên trong quá trình mạ thì không thể tránh khỏi những lỗi thường gặp. Vậy các lỗi thường gặp khi mạ kẽm nhúng nóng bạn đã biết chưa?

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng cơ bản

Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại

Đây là bước rất quan trọng, quyết định cả quá trình mạ kẽm nhúng nóng. Vì các sản phẩm lưu kho sẽ không tránh khỏi bụi bẩn bám trên bề mặt, lớp sơn cũ hoặc tạo nên một lớp dầu trên bề mặt. Mà dung dịch kẽm nóng lại không bám được trên bề mặt bụi bẩn. Nên đây được xem là bước quan trọng nhất của cả quy trình.

Thông thường để làm sạch kim loại và loại bỏ các tạp chất thì người ta sử dụng axit sunfuric hoặc axit clohidric. Vì đây là 2 dung dịch có tính chất điện phân rất mạnh.

Bước làm sạch bề mặt kim loại
Bước làm sạch bề mặt kim loại

Bước 2: Nhúng trợ dung

Sau khi làm sạch bề mặt kim loại thì sẽ đến bước nhúng trợ dung. Người ta sẽ nhúng kim loại vào các dung dịch amoni clorua và kẽm clorua trong khoảng 2 – 3 phút ở nhiệt độ 60 – 80 độ C. Bước này giúp loại bỏ axit trên bề mặt và hạn chế quá trình oxi hóa.

Sau khi đã nhúng thật kỹ thì người ta sẽ sấy khô để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Bước 3: Mạ kẽm

Đây là bước đòi hỏi người thực hiện phải làm một cách cẩn thận và chuẩn xác. Nếu làm không cẩn thận thì có thể sẽ gây ra một số hậu quả không lường được.

Sau khi cho nhúng ướt bề mặt kim loại và phản ứng mạ kẽm xảy ra. Phản ứng mạ kẽm hoàn thành khi nhiệt độ lên đến khoảng 445 – 465 độ C. Lúc này bề mặt kẽm đã nóng chảy.

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng

Bước 4: Làm nguội và kiểm tra thành phẩm

Đây là bước cuối cùng trong quy trình mạ kẽm nhúng nóng. Nhằm đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn ASTM, AS/NZS về độ bám dính, màu sắc, độ dày,… đã hợp lý hay chưa để đóng gói nhập kho và xuất khẩu.

Để kiểm tra và đánh giá thành phẩm cần dựa vào 2 tiêu chí sau:

  • Về hóa học: phải đảm bảo được độ dày, cấu trúc chắc chắc chắn cho sản phẩm
  • Về cơ học: bề mặt thành phẩm phải đạt độ nhẵn, không trầy xước, chống ăn mòn tốt và độ bền cao.

Các lỗi thường gặp khi mạ kẽm nhúng nóng

+ Khả năng bám dính kém: 

  • Do lớp phủ quá dày, nên thời gian ngâm bị rút ngắn, giảm nhiệt độ bể kẽm
  • Có vết nứt trên lớp phủ. Vì vậy cần làm nguội nhanh chóng sau khi được nhúng kẽm

+ Lớp phủ màu xám:

  • Do lớp phủ quá dày
  • Tiếp xúc với hơi axit sau khi làm nguội. Vì vậy cần tránh những nơi có khả năng tiếp xúc với axit
  • Loại bỏ xi kẽm nổi trên bề mặt trong quá trình mạ
Các lỗi thường gặp khi mạ kẽm nhúng nóng
Các lỗi thường gặp khi mạ kẽm nhúng nóng

+ Lớp phủ không đồng đều, đóng cục:

  • Do nhiệt độ bể kẽm thấp -> cần tăng nhiệt độ bể kẽm

Xem thêm:

Trên đây là các lỗi thường gặp khi mạ kẽm nhúng nóng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với Cáp thép Á Đông để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.